Bệnh Celiac ở trẻ em là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và chế độ ăn phù hợp
Celiac là một loại bệnh lý nghe có vẻ xa lạ nhưng lại đang phổ biến trong thời điểm hiện tại. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị loại bệnh này, bài viết sau đây đã tổng hợp thông tin chia sẻ của các chuyên gia để bạn hiểu rõ hơn về loại bệnh nguy hiểm này.
1. Bệnh Celiac ở trẻ nhỏ là gì?
Celiac là bệnh gây ra phản ứng không dung nạp với gluten, khó hấp thụ thực phẩm có chứa gluten. Gluten là protein được tìm thấy trong hầu hết các loại thức ăn như ngũ cốc lúa mì lúa mạch hay lúa mạch đen.
Đây là một loại bệnh thường gây ra bởi tình trạng đường ruột nhạy cảm với gluten. Mọi người có thể dễ dàng mắc bệnh ở mọi trường hợp, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên trẻ em thường dễ gặp phải loại bệnh này nhất. Bởi hệ tiêu hóa vẫn còn rất non nớt, đường ruột kém.
Vậy vì sao con người lại có thể bị bệnh dị ứng gluten? Hãy tìm hiểu nguyên nhân ngay trong phần tiếp theo.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị dị ứng thức ăn
Đây là loại bệnh thường mắc do gen di truyền. Nếu cha mẹ mắc bệnh thì khả năng con cái sẽ bị bệnh Celiac là rất cao. Các chuyên gia đã có một khoảng ước lượng rằng: Nếu trong gia đình bạn có 10 thành viên thì sẽ có khoảng 1 người trong số đó dễ mắc loại mắc căn bệnh này.
Cùng tìm hiểu triệu chứng của bệnh free gluten chi tiết ngay trong phần tiếp theo nhé.
3. Các triệu chứng dị ứng thức ăn gluten mẹ cần biết
Tại mỗi thời điểm bệnh sẽ có những triệu chứng và biểu hiện và cách nhận biết khác nhau. Cụ thể như sau:
Đối với các em bé sơ sinh và và trẻ nhỏ: Các con rất dễ mắc phải căn bệnh này. Bởi hệ tiêu hóa và đường ruột của trẻ còn rất non nớt. Do vậy mà bé rất dễ bị dị ứng thức ăn.
Dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ là đau bụng, bị tiêu chảy nhiều ngày, trong phân có máu, nôn mửa thường xuyên hay gây ra tình trạng táo bón.
Mẹ sẽ thấy bé thường xuyên quấy khóc, cân nặng không tăng, ít chơi đùa. Ngoài ra, cha mẹ chú ý quan sát sẽ thấy bụng con lớn, cơ đùi càng ngày càng nhỏ, mông bị lép và còn nhiều triệu chứng khác.
Đối với các trẻ có độ tuổi lớn hơn: Các bạn thường phát bệnh sau khi dậy thì trong một khoảng thời gian ngắn. Biểu hiện ở những trẻ lớn này thường là rụng tóc từng mảng. Ngoài ra, các bé thường biểu hiện qua bệnh về răng miệng. Mẹ có thể thấy bé luôn luôn cảm thấy mệt mỏi, dễ cáu gắt, chu kỳ kinh nguyệt không đều đối với bé gái.
4. Vì sao gluten lại gây hại cho trẻ mắc bệnh?
Bé bị mắc phải bệnh Celiac khi dung nạp các thực phẩm có chứa gluten sẽ vô cùng nguy hiểm. Bởi đây là thành phần chính gây ra các bệnh tiêu hóa, gây tổn thương niêm mạc ruột non.
Nếu người bệnh sử dụng đồ ăn có gluten trong một thời gian dài sẽ dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa. Đặc biệt, các bé bị ngăn cản hấp thụ nhiều các dinh dưỡng từ thực phẩm khác khi đưa vào cơ thể.
Điển hình là nhiều nhóm vitamin, protein, chất béo và các khoáng chất cần thiết. Từ đó, cơ thể của trẻ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và khó chịu.
Chính vì vậy để phát hiện xem con mình có chắc chắn mắc bệnh này hay không hãy đi xét nghiệm máu. Bác sĩ dựa vào kết quả xét nghiệm và đưa ra chẩn đoán của bệnh.
Cha mẹ có thể lắng nghe lời khuyên của bác sĩ và cập nhật thông tin cần thiết. Đặc biệt là cách dùng nạp những thức ăn không chứa gluten để đảm bảo an toàn cho cơ thể của bé không bị dị ứng đồ ăn.
Bên cạnh đó, mọi người nên lưu ý những loại thực phẩm cần nạp vào cơ thể được nhắc tới trong phần tiếp theo. Nhờ thế sẽ không ảnh hưởng đến trẻ và đường ruột của bé.
5. Điều trị trẻ dị ứng thức ăn với gluten như thế nào?
Thực phẩm nạp vào cơ thể bé có an toàn hay không đều phụ thuộc vào chế độ ăn mà bạn thiết lập cho bé. Cha mẹ kiểm soát bệnh này bằng cách tuân thủ một chế độ dinh dưỡng không có gluten.
Chỉ cần ăn uống đúng cách cách, những triệu chứng và tổn thương mà bệnh này mang lại có thể dễ dàng phục hồi. Chính vì thế các cha mẹ hãy lưu ý để cho con một thực đơn phù hợp phong phú.
5.1 Thực phẩm không có gluten
Mọi người nên tham khảo list thực đơn dưới đây để dễ dàng có thêm nhiều kinh nghiệm chuẩn bị bữa ăn cho trẻ.
- Hoa quả và rau xanh.
- Họ đâu như đậu gà đậu lăng đậu đỏ đậu xanh hoặc thực vật thuộc họ đậu ở dạng tự nhiên và chưa qua chế biến.
- Trứng.
- Thịt từ động vật như thịt nạc chưa qua chế biến, thịt cá và thịt gia cầm.
Cho con bổ sung dinh dưỡng từ các loại sữa ít béo hoặc hiện nay bạn có thể dùng sữa Aptamil. Đây là dòng sữa mát, chứa nhiều dinh dưỡng và vitamin cần thiết. Nhờ thế sữa sẽ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé yêu của bạn.
5.2 Thức ăn chứa gluten
Cá loại tinh bột được chế biến, đồ ăn nhanh đều là những thực phẩm chứa gluten, chất tạo mùi, tạo màu. Vì vậy những người mắc bệnh Celiac sử dụng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Cụ thể những thực phẩm cần tránh như sau:
- Ngũ cốc
- Lúa mạch
- Lúa mì
- Yến mạch
- Tiểu hắc mạch
- Các loại nước sốt
- Đồ ăn nhanh hỗn hợp
- Xúc xích và thức ăn đóng hộp
Bệnh Celiac là loại bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. May mắn thay, loại bệnh này có thể kiểm soát tốt nếu bạn biết tuân thủ chế độ dinh dưỡng của bác sĩ cho các bé. Ngoài ra để cơ thể bé phát triển, mẹ nên chú trọng dùng thêm sữa vào thực đơn của con (nhưng vẫn cần tư vấn bác sĩ). Hy vọng con yêu sẽ sớm ổn định và phát triển khỏe mạnh.